Độ nhạy của cảm ứng điện thoại chính là là tốc độ nhạy bén khi người dùng thực hiện những thao tác tại màn hình điện thoại. Đa phần những dòng smartphone hiện tại đều cho phép người sử dụng tùy chỉnh độ nhạy của cảm ứng. Sau thời gian nhiều năm sử dụng thì màn hình cảm ứng của điện thoại có thể sẽ không được nhạy như trước. Nếu đang gặp phải tình trạng cảm ứng màn hình của dế yêu không được nhạy bén, anh em có thể thay đổi bằng một số mẹo hữu ích dưới đây, cùng chúng tôi đón xem nhé.
Mục Lục
Nguyên nhân khiến màn hình cảm ứng không nhạy
Chắc hẳn có đôi lần khi sử dụng điện thoại cảm ứng, bạn nhận ra màn hình của mình bấm không đúng theo như ý muốn. Nguyên nhân là do đâu? Và cách khắc phục màn hình cảm ứng không nhạy như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này nhé!
Vấn đề màn hình cảm ứng không nhạy này có thể xuất phát từ việc bạn đang sử dụng kính cường lực, chưa điều chỉnh độ nhạy,… Với các cách xử lý từ đơn giản đến nâng cao hơn, bạn hãy thử qua theo các hướng dẫn sau đây để xem tình trạng có cải thiện không nhé!
Khi màn hình cảm ứng không nhảy, đó có thể xuất phát từ:
Miếng dán bảo vệ màn hình
Phần mềm xung đột do sử dụng máy liên tục hoặc bị lỗi khi nâng cấp.
Linh kiện, vì mặt bên trong máy hỏng hóc do tình trạng rơi vỡ hoặc va đập mạnh.
Những cách khắc phục màn hình cảm ứng không nhạy
Vệ sinh sạch sẽ màn hình
Sau thời gian sử dụng ít lâu, các dấu vân tay hoặc giọt nước bám trên màn hình rất có thể làm cảm ứng không được nhạy. Do vậy hướng giải quyết đầu tiên mà bạn cần thực hiện chính là lau sạch màn hình thiết bị của mình.
Bạn nên dùng một chiếc khăn lông mềm và không để lại bụi khi lau màn hình. Tránh trường hợp các tinh thể bụi lại quay lại làm xước.
Làm tăng độ nhạy cảm ứng (điện thoại Android)
Bước 1: Bạn vào Cài đặt > chọn mục Màn hình.
Bước 2: Gạt nút bật ở tính năng Độ nhạy cảm ứng.
Lưu ý: Đối với các dòng điện thoại Android khác ngoài Samsung, tính năng này có thể ghi Chế độ găng tay hoặc thậm chí là không có cài đặt thêm.
Tắt các ứng dụng đang chạy ngầm (điện thoại Android)
Đặc trưng của các dòng điện thoại Android đó là ngốn Ram. Nhất là đối với các dòng smartphone cũ và chạy hệ điều hành đời mới. Bên cạnh đó, có rất nhiều ứng dụng chạy ngầm khiến Ram luôn trong tình trạng ứ đọng. Và làm cho màn hình cảm ứng không nhạy, giật và lag.
Vì vậy để giảm bớt tình trạng giật, lag và màn hình không nhạy trên các thiết bị Android các bạn nên tắt các ứng dụng chạy ngầm. Để làm được điều này chỉ cần vào “Cài đặt”-> chọn “ứng dụng” và xem ứng dụng nào đang chiếm nhiều Ram thì hãy tắt nó đi.
Sử dụng mục thích nghi cảm ứng (điện thoại iPhone)
Bước 1: Vào Cài đặt trên điện thoại của bạn > chọn Trợ năng > kéo xuống và bấm vào mục Cảm ứng.
Bước 2: Nhấn vào mục Thích nghi cảm ứng; rồi gạt nút bật ở chế độ này nhé!
Bước 3: Ở mục Thời gian giữ, bạn hãy bấm dấu – để số giây là nhỏ nhất. Thời gian giữ càng nhỏ thì cảm ứng sẽ càng nhạy.
Sử dụng miếng dán cường lực chất lượng cao
Đôi lúc, vì miếng dán kính cường lực quá dày. Nên khi bạn thao tác trên màn hình sẽ không còn được nhạy như lúc chạm trực tiếp vào nữa. Nếu bạn có thể giữ thiết bị cẩn thận. Việc dán màn hình sẽ không quá cần thiết. Tuy nhiên, để bảo vệ điện thoại tốt nhất. Bạn hãy dán màn hình ở các điểm mua bán thiết bị di động hoặc linh kiện điện thoại uy tín nhé!
Một số cách khắc phục khác
Sau khi đã thực hiện các cách xử lý như trên nhưng thiết bị của bạn vẫn gặp tình trạng màn hình cảm ứng không nhạy. Bạn có thể thử cập nhật lại phần mềm. Khởi động lại máy hay mang thiết bị đến các trung tâm bảo hành; sửa chữa để được hỗ trợ tốt nhất.
Hi vọng rằng với những cách xử lý đơn giản vừa rồi. Bạn sẽ có thể giải quyết tình trạng màn hình cảm ứng không nhạy trên điện thoại của mình. Và hãy yêu cầu trợ giúp nếu tình trạng dần chuyển biến xấu hơn để được hỗ trợ thích hợp nhất bạn nhé!